Liên hệ ngay 0969 880 724
Nền tảng cá nhân hóa sản phẩm trực tuyến cho tất cả mọi người đầu tiên tại Việt Nam

Hướng dẫn lập kế hoạch tổ chức sự kiện hiệu quả

Lập kế hoạch tổ chức sự kiện là bước đầu quyết định đến thành công của mỗi sự kiện. Từ việc xác định mục tiêu rõ ràng đến phân bổ nguồn lực và quản lý rủi ro, mỗi bước trong quá trình lập kế hoạch đều quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả và đảm bảo trải nghiệm tuyệt vời. Bài viết này sẽ gợi ý về các bước lên kế hoạch tổ chức event, công cụ hỗ trợ, mẫu bản kế hoạch và quà tặng sự kiện giúp event của doanh nghiệp diễn ra thành công. 

I. Các bước lập kế hoạch tổ chức sự kiện

Bước 1: Xác định mục tiêu sự kiện

Để tổ chức một sự kiện thành công, bước đầu tiên và quan trọng nhất là xác định rõ ràng mục tiêu của sự kiện. Mục tiêu có thể là để quảng bá sản phẩm, tăng cường nhận diện thương hiệu, kỷ niệm, tạo cơ hội giao lưu và kết nối. Việc xác định mục tiêu cụ thể sẽ giúp định hướng được các hoạt động trong sự kiện và lên kế hoạch chi tiết. 

Bước 2: Xác định đối tượng tham gia

Khi lập kế hoạch tổ chức sự kiện cần xác định đối tượng tham gia sự kiện. Đối tượng này có thể là khách hàng tiềm năng, đối tác kinh doanh, nhân viên trong công ty, hoặc nhóm công chúng nào đó. Hiểu rõ đặc điểm, nhu cầu và mong muốn của đối tượng tham gia để thiết kế chương trình và nội dung sự kiện phù hợp, tạo ấn tượng mạnh mẽ và đạt được hiệu quả cao. 

Bước 3: Lựa chọn địa điểm và thời gian tổ chức

Địa điểm phải phù hợp với tính chất của sự kiện, thuận tiện cho việc di chuyển của khách mời, và có đầy đủ các tiện ích cần thiết. Thời gian tổ chức cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng để đảm bảo sự thuận lợi cho đối tượng tham gia và không trùng lặp với các sự kiện lớn khác. Việc lựa chọn đúng địa điểm và thời gian sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của sự kiện.

lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện

Bước 4: Lập kế hoạch chi tiết cho chương trình sự kiện

Xác định nội dung chính của chương trình

Bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch tổ chức sự kiện chi tiết là xác định nội dung chính của chương trình. Nội dung này cần phù hợp với mục tiêu sự kiện và hấp dẫn đối tượng tham gia. Trong sự kiện có thể tổ chức các hoạt động như thuyết trình, hội thảo, trình diễn, giao lưu, giải trí, hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế.  Nội dung phải được thiết kế sao cho thu hút và giữ chân được sự chú ý của khách mời. Đồng thời, thể hiện được thông điệp mà sự kiện muốn truyền tải đến đối tượng công chúng mục tiêu. Ngoài ra, là nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị, tiếp đón khách mời. 

Lên kịch bản chi tiết cho từng phần của chương trình

Sau khi xác định được nội dung chính, cần lên kịch bản chi tiết cho từng phần của chương trình. Kịch bản này sẽ bao gồm các bước tiến hành cụ thể, từ lúc đón tiếp khách mời, giới thiệu chương trình, các phần trình diễn, đến phần kết thúc và tiễn khách. Mỗi phần trong kịch bản cần được mô tả rõ ràng, bao gồm người chịu trách nhiệm, nội dung chi tiết, và các yêu cầu kỹ thuật.

Xác định thời lượng cho từng phần của chương trình

Cuối cùng, trong bản kế hoạch tổ chức sự kiện cần nêu rõ thời lượng cho từng phần của chương trình. Việc này giúp đảm bảo chương trình diễn ra suôn sẻ, không bị kéo dài hay rút ngắn quá mức, và giữ được sự hứng thú của khách mời. Mỗi phần nên có thời gian cụ thể, bao gồm cả thời gian dự phòng cho các tình huống phát sinh. Một lịch trình rõ ràng và hợp lý sẽ giúp chương trình diễn ra đúng kế hoạch và đạt được hiệu quả cao nhất.

event

Bước 5: Lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện

Xác định kênh truyền thông phù hợp

Đầu tiên, cần xác định các kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận đúng đối tượng tham gia. Các kênh có thể bao gồm mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok), email marketing, trang web của công ty, báo chí, truyền hình, và các kênh quảng cáo trực tuyến khác. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp sẽ giúp thông tin về sự kiện được lan tỏa rộng rãi và thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Nội dung truyền thông

Khi lên kế hoạch tổ chức sự kiện cũng cần chuẩn bị nội dung truyền thông hấp dẫn và phù hợp với từng kênh truyền thông đã chọn. Đồng thời, phải truyền đạt đúng thông điệp của sự kiện. Nội dung truyền thông nên bao gồm thông tin chi tiết về sự kiện, mục tiêu của sự kiện, lợi ích khi tham gia, và những điểm nổi bật đặc biệt. Sử dụng hình ảnh, video, và các bài viết ngắn gọn, súc tích để tạo sự thu hút. Đừng quên kêu gọi hành động (call-to-action) rõ ràng để khuyến khích đối tượng tham gia đăng ký hoặc tìm hiểu thêm thông tin sự kiện.

Timeline truyền thông

Lên timeline truyền thông chi tiết để đảm bảo thông tin về sự kiện được phát đi đều đặn và đúng thời điểm. Lịch trình này nên bao gồm các mốc thời gian quan trọng như ngày bắt đầu chiến dịch truyền thông, thời gian đăng bài trên mạng xã hội, thời gian gửi email marketing, và các hoạt động quảng cáo khác. Đảm bảo rằng thông tin được cập nhật liên tục và có sự tương tác với công chúng nhận tin để duy trì sự quan tâm và tăng cường hiệu quả truyền thông.

Bước 6: Lập kế hoạch dự phòng rủi ro

Lập kế hoạch dự phòng rủi ro là một phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình lên kế hoạch tổ chức sự kiện. Đây là quá trình đảm bảo rằng các tình huống bất ngờ có thể xảy ra sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của sự kiện. Các rủi ro có thể bao gồm từ thiếu hụt nhân lực, sự cố về thiết bị âm thanh, ánh sáng đến những vấn đề về an ninh trong sự kiện.

Sau khi đã đánh giá và ưu tiên mức độ rủi ro, việc lập ra các giải pháp dự phòng cụ thể là bước tiếp theo. Đưa ra các hướng giải quyết để giảm thiểu tối đa tác động của rủi ro khi nó xảy ra. Bao gồm có sẵn nhân lực dự phòng, chuẩn bị sẵn các thiết bị thay thế và phương án sơ tán hoặc cứu hộ. 

Bước 7: Phân công nhiệm vụ

Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng và cụ thể khi lập kế hoạch tổ chức sự kiện sẽ giúp sự kiện diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, đồng thời giảm thiểu rủi ro và nâng cao sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận tham gia.

Xác định các bộ phận tham gia tổ chức sự kiện: Đầu tiên, cần xác định rõ các bộ phận sẽ tham gia vào quá trình tổ chức sự kiện. Các bộ phận này có thể bao gồm: ban tổ chức chính, bộ phận truyền thông, bộ phận kỹ thuật, bộ phận hậu cần, bộ phận tiếp tân và bộ phận an ninh. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một vai trò cụ thể, góp phần vào sự thành công chung của sự kiện.

teamwork

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận: Sau khi xác định các bộ phận, bước tiếp theo là phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Ví dụ, bộ phận truyền thông sẽ chịu trách nhiệm về quảng bá sự kiện, thiết kế và sản xuất các ấn phẩm truyền thông. Bộ phận kỹ thuật sẽ lo lắp đặt và vận hành các thiết bị âm thanh, ánh sáng. Bộ phận hậu cần sẽ quản lý việc chuẩn bị địa điểm, cung cấp đồ ăn, thức uống. Từng công việc cần được phân chia rõ ràng trước sự kiện, đảm bảo mọi thành viên đều nắm được nhiệm vụ của mình và thực hiện đúng trách nhiệm. 

Xác định người chịu trách nhiệm cho từng phần công việc: Cuối cùng, mỗi nhiệm vụ cụ thể cần được gán cho một người chịu trách nhiệm chính. Điều này đảm bảo rằng không có công việc nào bị bỏ sót và mọi người đều biết rõ vai trò của mình trong sự kiện. Người chịu trách nhiệm sẽ theo dõi tiến độ công việc, đảm bảo rằng các nhiệm vụ được hoàn thành đúng thời hạn và đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Bước 8: Dự trù chi phí cho toàn bộ sự kiện

Dự trù chi phí cho toàn bộ sự kiện là một bước quan trọng, giúp đảm bảo rằng tất cả các khoản chi phí đều được tính toán kỹ lưỡng và sự kiện diễn ra suôn sẻ trong ngân sách đã định. Đầu tiên, cần xác định các hạng mục chi phí chính cho toàn bộ sự kiện trong bản kế hoạch tổ chức sự kiện. 

- Chi phí thuê địa điểm, không gian tổ chức sự kiện 

- Chi phí sản xuất và setup: Standee, sân khấu, cánh gà, mặt dựng sân khấu, bo màn hình LED, đi viền sân khấu, bậc tam cấp, vách quây màn điều khiển. 

- Chi phí tiệc: Đồ ăn nhẹ, nước uống,...

- Thiết bị kỹ thuật: Hệ thống âm thanh ánh sáng, màn hình LED, bộ Cue,...

- Kỹ thuật trực tuyến: bàn trộn hình, đường truyền mạng, máy quay, chân máy, intercom, tally wireless

- Chi phí nhân sự: đạo diễn hình, kỹ thuật máy, kỹ thuật bàn trộn, quay phim, nhân viên phục vụ, MC, nghệ sĩ, CTV,...

- Chi phí khác: phụ phú, thảm đỏ, cổng chào,...

Sau khi liệt kê các hạng mục, bước tiếp theo là ước tính chi phí cụ thể cho từng hạng mục. Điều này đòi hỏi việc thu thập báo giá từ các nhà cung cấp và so sánh để chọn lựa bên phù hợp với ngân sách. Bên cạnh đó, cần dự trù một khoản chi phí dự phòng để xử lý các tình huống phát sinh ngoài kế hoạch.

Để dễ dàng theo dõi và quản lý nên tạo một bảng tính chi tiết từ khi lập kế hoạch tổ chức sự kiện để liệt kê từng hạng mục chi phí và cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi. Điều này giúp kiểm soát được tổng chi phí và điều chỉnh kịp thời nếu có hạng mục nào vượt quá ngân sách.

II. Kế hoạch quà tặng cho tổ chức sự kiện

Quà tặng sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt và củng cố mốii quan hệ với khách tham dự sự kiện. Việc lựa chọn quà tặng phù hợp không chỉ thể hiện sự chu đáo mà còn góp phần quảng bá sự kiện, thương hiệu. Trước hết, cần xác định ngân sách cụ thể để mua quà, đảm bảo chi phí nằm trong phạm vi ngân sách tổng thể của sự kiện. Tiếp theo, chọn những món quà có ý nghĩa và giá trị sử dụng cao như túi vải, sổ tay, cốc, móc khóa,.. được thiết kế mang dấu ấn thương hiệu, sự kiện.

lựa chọn quà tặng trong sự kiện

LIÊN HỆ INCHI TƯ VẤN & BÁO GIÁ IN ẤN QUÀ TẶNG SỰ KIỆN

III. Mẫu kế hoạch tổ chức sự kiện

Việc lập kế hoạch tổ chức event chi tiết là yếu tố then chốt để đảm bảo sự kiện diễn ra thành công. Mẫu kế hoạch tổ chức sự kiện sẽ giúp bạn xác định rõ ràng từng bước cần thực hiện, từ việc xác định mục tiêu, lập ngân sách, đến phân công nhiệm vụ và quản lý rủi ro. Dưới đây là một bản mẫu kế hoạch tổ chức event hoàn chỉnh, giúp bạn dễ dàng theo dõi và quản lý mọi khía cạnh của sự kiện.

File tham khảo: Biểu mẫu tổ chức sự kiện

IV. Công cụ lập kế hoạch tổ chức sự kiện

Bản chất tổ chức sự kiện là một chuỗi các hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để lập kế hoạch một các chi tiết, rõ ràng và kiểm soát được dòng sự kiện. Ban tổ chức có thể áp dụng một số công cụ lập kế hoạch phổ biến để lên kế hoạch tổ chức sự kiện một cách hiệu quả. Ví dụ như: 

- Microsoft Excel: Excel là công cụ linh hoạt để lập bảng tính quản lý ngân sách, danh sách khách mời, và lịch trình sự kiện. 

- Google Sheets: Tương tự như Excel, Google Sheets cung cấp tính năng lập bảng tính trực tuyến, cho phép nhiều người cùng làm việc trên cùng một tài liệu. Điều này rất hữu ích để đồng bộ hóa kế hoạch và cập nhật từ xa.

- Canva: Canva là một công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến, giúp bạn tạo ra các thiết kế hình ảnh, tờ rơi, thẻ nhãn, và banner quảng cáo hay lập slide trình chiếu cho sự kiện của bạn một cách dễ dàng và chuyên nghiệp.

- Notion: Notion hỗ trợ thông qua các tính năng như tạo bảng dữ liệu để theo dõi nhiệm vụ, lịch trình, ngân sách và danh sách khách mời. Giúp quản lý công việc theo trạng thái, và các mẫu template có sẵn hoặc tùy chỉnh giúp tiết kiệm thời gian. 

 

Lập kế hoạch tổ chức sự kiện không chỉ là một công việc đơn thuần mà là một quy trình chiến lược quan trọng để đạt được mục tiêu kinh doanh và tổ chức một cách hiệu quả. Hy vọng, bài viết là gợi ý hữu ích về phương hướng lập kế hoạch tổ chức event tối ưu cho doanh nghiệp.

INCHI - Dịch vụ in ấn quà tặng theo yêu cầu cho Doanh nghiệp

 

 

Nội dung liên quan:

Chat Zalo
0969.880.724
Đăng nhập Menu Giỏ hàng